Sunday, October 2, 2016

Dịch thuật công chứng và Chứng thực có khác nhau ?


Dịch thuật công chứng và chứng thực là hai hình thức hoàn toàn khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn, sau đây hãy cùng Dịch thuật chuẩn tìm hiểu sự khác nhau này nhé.

1. Dịch thuật công chứng là gì ?



Dich thuat cong chung va Chung thu co khac nhau ?


Dịch thuật công chứng là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ đích theo nhu cầu của khách hàng và được phòng Tư pháp Quận, Huyện chứng thực rằng bản dịch đó là chính xác so với tài liệu gốc.

Tại Dịch thuật Chuẩn chúng tôi có dịch vụ dịch thuật và công chứng chất lượng nhất, không có ngôn ngữ nào là rào cản với dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ cùng với đội ngũ biên dịch giàu kinh nghiệm.

Dịch thuật Chuẩn đã có 8 năm kinh nghiệm và có được sự tin tưởng của những khách hàng khó tính nhất như: Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng LICOGI, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Maritime Bank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VietcomBank, Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel...

2. Chứng thực là gì ?



Dich thuat cong chung va Chung thu co khac nhau ?


Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền dựa vào bản chính để chứng thực bản sao là chuẩn xác so với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Có 4 loại chứng thực:

- Cấp bản sao từ bản gốc

- Chứng thực bản sao từ bản chính

- Chứng thực chữ ký

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch

Các loại giấy tờ có thể chứng thực: Những văn bản không thuộc danh sách những văn bản bị cấm tại điều 22 của Nghị Định đều có thể được chứng thực sao y bản chính. Còn việc chứng thực chữ ký, CMND và Hộ chiếu có chữ ký xuất trình là thật, văn bản không thuộc loại văn bản bị cấm (Khoản 4 điều 22 vả khoản 4 điều 25).

Thẩm quyền.


Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh: 

Bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài,
chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký người dịch văn bản đó; 
chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản/di sản.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể chứng thực:

bản sao từ bản chính các văn bản bằng tiếng việt hoặc được cấp/chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, 
chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (không chứng thực được chữ ký người dịch), 

chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản/quyền sử dụng đất/giao dịch về nhà ở/di chúc.

Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thể chứng thực:

bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, 
chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; 
chữ ký người dịch trong các bản dịch.